Câu 1. Trước khi tìm hiểu về Chương trình lao động Kỹ năng đặc định, Tôi muốn hỏi thế nào là chương trình Thực tập kỹ năng (Thực tập sinh – TTS)? Có mấy loại TTS? Chương trình này còn tồn tại không khi chương trình lao động kỹ năng đặc định ra đời? Sau này nó sẽ ra sao?
Trả lời:
– Chương trình thực tập kỹ năng (TTS): Chương trình thực tập sinh kỹ năng Nhật Bản là chương trình của chính phủ Nhật Bản đưa ra với mục đích đào tạo cho lao động của các nước đang phát triển về mặt kĩ thuật, công nghệ cũng như các kiến thức về ngành nghề mà lao động đó làm việc. Để sau khi về nước các lao động này sẽ là nguồn nhân lực có trình độ cao trong ngành nghề được đào tạo. Thực chất Nhật lợi dụng chương trình thực tập này để thực tập sinh vào làm việc chính thức nhưng dưới dạng học việc với đồng lương và chế độ lao động không thấp.
– Có 3 loại TTS: TTS kỹ năng số 1 (hợp đồng 1 năm), TTS kỹ năng số 2 (hợp đồng 2 năm), TTS kỹ năng số 3 (hợp đồng 3 năm).
– Chương trình lao động kỹ năng đặc định ra đời dựa trên sự cải tiến về chính sách lao động của TTS. Tạm thời chương trình lao động kỹ năng đặc định sẽ thực hiện tiếp nhận lao động dạng này trong 5 năm (từ 2019 đến hết 2024) để tiếp nhận 350.000 lao động từ các nước được kỹ kết ( Trong đó Việt Nam dự kiến được tiếp nhận khoảng 50% sô lượng trên). Tuy nhiên do nhu cầu tiếp nhận lao động nước ngoài cao và những cam kết của chính phủ Nhật về việc đào tạo lao động cho một số nước chậm phát triển nên chương trình TTS vẫn tiếp tục diễn ra song song với chương trình lao động kỹ năng đặc định.
Câu 2. Chương trình “Lao động đặc định Nhật Bản” là gì? Có mấy loại? Đối tượng tham gia là ai?
Trả lời:
– Chương trình “Lao động kỹ năng Đặc Định” là chương trình lao động phổ thông chính thức của người nước ngoài làm việc tại Nhật Bản được quốc hội Nhật Bản thông qua 8/12/2018 và ban hành chính thức ngày 1/4/2019. Đặc điểm nổi bật của chương trình này so với chương trình thực tập sinh kỹ năng (TTS) hiện tại là nghành nghề mở rộng, điều kiện tham gia dễ dàng, chi phí đi thấp, lương tương đương người Nhât ,thời gian hợp đồng đến 5 năm, được gia hạn và có cơ hội định cư lâu dài.
– Có hai loại visa đặc định: Loại 1 và Loại 2.
+ Visa loại 1: Áp dụng 14 ngành nghề (Xây dựng, Công nghiệp chế tạo tàu biển, Sửa chữa ô tô, Công việc liên quan nghiệp vụ trong sân bay, Nghiệp vụ khách sạn, Chăm sóc người già, Vệ sinh tòa nhà, Nông nghiệp, Ngư Nghiệp, Chế biến thực phẩm, Dịch vụ ăn uống, nhà hàng, Gia công nguyên liệu, Gia công cơ khí, Cơ điện-điện tử). Được phép làm việc đến 5 năm hợp đồng.
+ Visa loại 2: Áp dụng với 2 ngành (Xây dựng và Công nghiệp chế tạo tàu biển). Thời gian làm việc 5 năm, có thể bảo lãnh người thân và chuyển visa định cư, làm việc tại Nhật vĩnh viễn.
– Có 3 nhóm đối tượng được tham .
+ Người nước ngoài lần đầu muốn sang làm việc tại Nhật theo chương trình Đặc Định.
+ Thực tập sinh Nhật đã về nước muốn quay trở lại Nhật theo chương trình Đặc Định.
+ Du học sinh nước ngoài, Thực tập sinh chuẩn bị hết hạn hợp đồng đang sống tại Nhật muốn chuyển visa Đặc Định.
Câu 3. Giá trị của “ Chương trình lao động kỹ năng đặc định tại Nhật”.
Trả lời:
– Thời gian làm việc liên tục trong 5 năm.
– Lương cao hơn TTS kỹ năng và tương đương với chế độ lương của người Nhật bản địa trong cùng một ngành nghề đó (tối thiểu 18.000 JPY/tháng = 40 triệu đồng/tháng).
– Có thể thay đổi công ty nếu có lý do chính đáng.
– Sau 5 năm hợp đồng đặc định số 1, được phép gia hạn visa sang đặc định số 2 và đưa gia đình lưu trú dài hạn tại Nhật Bản.
– Được thực hiện 126 biện pháp hỗ trợ cả trong công việc và cuộc sống cho lao động nước ngoài: như nhà ở, mở tài khoản ngân hàng, tư vấn bằng tiếng mẹ đẻ…
Câu 4. Điều kiện tham gia chương trình lao động kỹ năng đặc định?
Trả lời:
– Điều kiện chung:
+ Công dân nước ngoài trên 18 tuổi, đủ điều kiện sức khỏe để đi làm việc tại Nhật (không bị dị tật, bệnh lao phổi ,xăm trổ diện tích rộng, mắc bệnh truyền nhiễm HIV, Viêm gan B, hoa liễu… …), Không bị cấp xuất nhập cảnh.
+ Vượt qua kỳ thi chứng chỉ tiếng Nhật JLPT-N4 và kỹ năng nghề do Nhật tổ chức ( Trừ TTS kỹ năng số 2,3 quay trở lại đi theo đúng ngành đã từng làm ).
+ Với du học sinh nước ngoài tại Nhật: Muốn chuyển visa theo chương trình lao động kỹ năng Đặc Định thì phải đủ 2 năm học tại Nhật.
Câu 5. Nếu tôi tham gia chương trình, thì có yêu cầu điều kiện sức khỏe gì không? Chiều cao cân nặng ra sao? Cận thị, Viêm gan B, săm có đi được không?
Trả lời:
– Thông thường thì dù thi tuyển tại VN hay Nhật Bản thì ngoài đỗ chứng chỉ Tiếng và nghề thì về sức khỏe nhìn chung phải đảm bảo những điều kiện tối thiểu như: Không nói ngọng, mắt lác, lao phổi, HIV, bệnh lây qua con đường tình dục, dương tính với chất gây nghiện, có thai,…tại thời điểm xin visa. Tốt nhất trước khi đăng ký tham gia học viên cần phải tự đi khám trước những bệnh này trước khi đăng ký.
– Chiều cao, cân nặng không có quy định rõ ràng và theo từng xí nghiệp (Thông thường khoảng Nam cao 1,6m và Nữ 1,5m và có thể kém hơn).
– Riêng Cận thị, Viêm gan, săm trổ (không được hở bên ngoài, diện tích nhỏ) tùy từng xí nghiệp, từng ngành sẽ có yêu cầu khác nhau.
Câu 6. Sự khác biệt của Chương trình lao động kỹ năng đặc định (KNĐĐ) và Thực tập kỹ năng (TTS) là gì?
Trả lời:
Nội dung | Thực tập kỹ năng (TTS) | Chương trình lao động
kỹ năng đặc định |
Điều kiện đầu vào | Theo quy định TTS | Điều kiện dễ dàng (có thể lấy mắt cận, chiều cao cân nặng không quan trọng) |
Trình độ tiếng trước xuất cảnh. | Đạt trình độ tiếng Nhật Nattest N5 | Đạt trình độ tiếng Nhật tối thiểu JLPT N4 thuộc kỳ thi KNĐĐcủa Nhật |
Kỹ năng nghề | Không thi | Phải thi theo kỳ thi KNĐĐcủa Nhật |
Hình thức lao động khi đi làm | Thực tập tại doanh nghiệp | Lao động chính thức tại doanh nghiệp |
Phỏng vấn doanh nghiệp Nhật | Có | Có |
Ngành nghề | Không đa dạng | Đa dạng với 14 ngành nghề khác nhau. |
Thu nhập | Thấp (Do lương thực tập) | -Tối thiểu gấp 1,5 lần TTS (Do là visa lao động chính thức nên Lương bằng lương người Nhật).
-Lương khởi điểm (tối thiểu) khoảng trung bình 18 man/ 1tháng ≈ TB khoảng từ 40 triệu đồng/ tháng (Có thể một số ngành lương tối thiểu thấp hơn 1 chút) |
Thời hạn hợp đồng lao động | 1-3 năm | 5 năm |
Gia hạn hợp đồng | Không, sau khi kết thúc phải về nước. | Có thể chuyển visa thêm 5 năm , bảo lãnh người thân và định cư vĩnh viễn. |
Chi phí đầu tư ban đầu | Trên 100 triệu | Thấp hơn TTS |
Thu nhập 1 khóa ban đầu | Khoảng Từ 720-900 triệu VNĐ | Khoảng từ 2,4 tỷ VNĐ trở lên |
Câu 7. Tôi nghe nói chương trình lao động kỹ năng Đặc định có cấp cả tại VN cho đối tượng là người muốn sang đi làm và TTS. Ở Việt Nam chương trình này đã được triển khai chưa? Bao giờ ký? Khả thăng đậu tại Việt Nam có cao không?
Trả lời:
– Visa đặc định không những có mặt tại Nhật mà cả ở nước ngoài, khi nước đó ký kết với Nhật. Đối tượng chính là người lao động muốn đi Nhật và TTS Nhật đã về nước.
– Hiện tại Việt Nam đã ký kết thỏa thuận với Nhật Bản về chương trình này, hiện nay Bộ lao động và chính phủ Nhật chưa công bố kỳ thi chính thức tại Việt Nam, người Việt đang sống ở Nhật hiện nay đang được hưởng lợi trước từ chương trình. Theo nguồn tin chính thức cuối năm 2019 hai bên sẽ triển khai thi và công bố các công ty được phái cử lao động.
– Kỳ thi tiếng Nhật sẽ diễn ra tại Việt Nam tỉ lệ đậu cao hay thấp tùy thuộc vào số lượng người tham gia thi. Tuy nhiên trong giai đoạn đầu thì ít người biết đến thì tỉ lệ đậu sẽ cao hơn.
Câu 8. Để xin visa đi làm đặc định Nhật thì phải thi kỹ năng tiếng Nhật? Vậy một năm có mấy kỳ thi? Thi theo hình thức gì? Có khó không?
Trả lời:
Để xin visa đi làm đặc định tại Nhật thì phải thi kỹ năng tiếng Nhật JLPT – N4 hoặc kỳ thi tương tự do chính phủ Nhật tổ chức chỉ phục vụ riêng cho chương trình này. Dự kến 1 năm có 8 kỳ thi (tùy từng nước). Hình thức thi là thi trên máy tính.
Câu 9 . Tôi đã có chứng chỉ JLPT –N4 rồi thì có phải thi nữa không? Tôi chưa tốt nghiệp THPT có được tham gia không?
Trả lời:
– Bạn phải tham gia thi kỳ thi riêng dành cho Chương trình LĐKN Đặc Định thì chứng chỉ JLPT-N4 mới có giá trị. Còn chứng chỉ bạn đã có không thuộc chương trình do Đặc định tổ chức thì không có giá trị.
– Bạn chưa có bằng THPT thì sẽ không tham gia được chương trình KNĐĐ.
Câu 10. Tôi sang bên Nhật làm việc bên cạnh những giá trị chính của Chương trình Đặc Định thì những chế độ trong quá trình làm việc của chương trình hơn gì so với Thực tập kỹ năng (TTS)?
Trả lời:
Thực tập kỹ năng (TTS) | Lao động kỹ năng đặc định |
– Danh nghĩa là Thực tập sinh (học việc)
– Bị trả lương không đúng quy định, hoặc bị trừ các khoản vô lý. – Thời gian hợp đồng ngắn: 1-3 năm. – Xí nghiệp không tuyển lao động Trực tiếp mà phải qua Nghiệp Đoàn |
– Danh nghĩa là lao động.
– Lương trả theo quy định luật lao động, mức tương đương người Nhật. – Bảo vệ người lao động nước ngoài được đối xử công bằng như lao động Nhật – Được phép chuyển công ty. – Thời gian làm việc dài hơn TTS: 5 năm, Được thi gia hạn 5 năm và khi đó bảo lãnh người thân, chuyển sang định cư lâu dài . – Cho phép công ty Nhật tuyển lao động trực tiếp |
Câu 11. Em chưa đi Nhật lần nào bây giờ em đăng ký thì điều kiện ra sao? quy trình ra sao?
Trả lời:
– Điều kiện tham gia:
+ Công dân nước ngoài trên 18 tuổi, tốt nghiệp THPT đủ điều kiện sức khỏe để đi làm việc tại Nhật (không bị dị tật, bệnh lao phổi ,xăm trổ diện tích rộng, mắc bệnh truyền nhiễm HIV, Viêm gan B, hoa liễu… …), Không bị cấp xuất nhập cảnh.
+ Vượt qua kỳ thi chứng chỉ tiếng Nhật JLPT-N4 và kỹ năng nghề do Nhật tổ chức ( Trừ TTS quay trở lại đi theo đúng ngành đã từng làm ).
– Quy trình.
+ Bước 1: Học tiếng Nhật Bản tại cơ sở đào tạo tiếng.
+ Bước 2: Tham gia kỳ thi tiếng Nhật đạt JLPT-N4 và kỹ năng nghề do phía Nhật tổ chức tại Việt Nam
+ Bước 3: Doanh nghiệp XKLĐ (được Bộ lao động Việt Nam cấp phép tham gia chương trình Đặc Định) sẽ
tổ chức tiếp nhận, phái cử lao động sang làm việc tại doanh nghiệp ở Nhật Bản.
+ Bước 4 : Hoàn thiện hồ sơ và xuất cảnh
+ Bước 5: Làm việc tại Nhật Bản 5 năm chính thức.
+ Bước 6: Về nước hoặc gia hạn lần 2, bảo lãnh người thân, cư trú vĩnh viễn.
– Chi phí: Tổng chi phí hấp hơn TTS (Chỉ vài chục triệu đồng).
+ Học phí học tiếng Nhật (Theo quy định của cơ sở đào tạo).
+ Lệ phí thi tiếng Nhật và kỹ năng nghề ( Theo quy định của Nhật)
+ Phí xuất cảnh: Theo quy định của Bộ lao động thương binh xã hội Việt Nam (Chưa ban hành nhưng thấp hơn TTS).
Câu 12. Tại sao chi phí chương trình kỹ năng Đặc định có thể thấp hơn TTS? Tại sao hiện nay chưa rõ ràng? Em có nên đăng ký ngay hay chờ có thông tin chính thức của Bộ lao động?
Trả lời:
– Chi phí chương trình thấp hơn TTS là do: Phía chính phủ Nhật yêu cầu không có sự tham gia của bên thứ 3 (môi giới) để hạn chế chi phí cho NLĐ. Tuy nhiên Bộ lao động VN thấy rằng nếu không có bên thứ 3 thì NLĐ sẽ khó có thể tiếp cận doanh nghiệp Nhật và tự xin được visa. Do đó vẫn phải có bên thứ 3. Nhưng Bộ sẽ chỉ định bên thứ 3 là các công ty XKLĐ được cấp phép tham gia chương trình Đặc Định . Phí dịch vụ mà Công ty XKLĐ sẽ thu sẽ thấp hơn TTS và theo quy định chung của Bộ lao động VN.
– Tại sao chưa rõ ràng: Hiện nay chính phủ VN đã ký kết và tiếp nhận chương trình này rồi nên chắc chắn là sẽ thực thi sớm nhất tại VN trong năm 2019. Tuy nhiên hiện nay chỉ chưa công bố rõ ràng các khoản thu như: phí thi tuyển, phí dịch vụ tiến cử của công ty XKLĐ được cấp phép.
– Lúc này bạn nên đăng ký tham gia chương trình ngay vì: VN đã chính thức tiếp nhận chương trình, điều kiện, quy trình đã rõ ràng, bạn chỉ cần học tiếng Nhật để chuẩn bị cho kỳ thi, chi phí thì đã biết thấp hơn TTS (vài chục triệu)… Ai biết trước chương trình, học sớm để chuẩn bị thi thì khi công bố lịch thi là đỗ ngay và đi luôn không phải lo cạnh tranh. Nếu chờ Bộ công bố chính thức kỳ thi và rõ ràng về phí thì bạn chẳng còn cơ hội gì so với người khác.
Câu 13. Chương trình này do đơn vị nào thực hiện? Vai trò của các công ty phái cử ở đây là gì?
Trả lời:
– Chương trình này là của chính phủ Nhật do Bộ tư pháp Nhật thực thi.
– Đơn vị thực hiện chương trình tại Việt Nam:
+ Phối hợp, giám sát, chỉ đạo, tổ chức thi kỹ năng tiếng và nghề cùng với Nhật là : Bộ lao động Việt Nam.
+ Đào tạo tiếng: Do các cơ sở đào tạo.
+ Tiến cử (giới thiệu xí nghiệp, hoàn tất visa): Công ty XKLĐ có giấy phép.
– Vai trò của các công ty phái cử: Tuyên truyền, hỗ trợ NLĐ được tham gia chương trình lao động KNĐĐ
Câu 14. Đơn vị nào tổ chức kỳ thi tiếng Nhật, Kỹ năng nghề? Có tài liệu ôn thi không? Nếu tôi thi trượt lần 1 thì được đăng ký lại lần 2 không?
Trả lời:
– Đơn vị tổ chức kỹ năng tiếng Nhật và kỹ năng nghề: Nhật Bản.
– Tài liệu ôn thi: Ôn thi tay nghề là có.
– Nếu thi trượt lần 1 thì vẫn tiếp tục thi lần sau.
Câu 15. Thi có chạy được không? Tôi sẵn sàng đầu tư tiền để có chứng chỉ và đi được?
Trả lời:
Người lao động tham gia chương trình Chương trình lao động đặc định tại Nhật không nên nghĩ đến việc chạy lấy chứng chỉ trong 2 kỳ thi: tiếng Nhật JLPT N4 và kỹ năng nghề vì chương trình này do Nhật tổ chức nên không một tập thể cá nhân nào có quyền tác động vào kết quả thi,
Câu 16. Chỉ tiêu các ngành và công việc cụ thể của KNĐĐ tại Nhật là gì?
Trả lời:
Trong vòng 5 năm tới nhu cầu bên Nhật cần 350.000 chỉ tiêu lao động theo chương trình KN Đặc định, cụ thể như sau:
STT | Ngành nghề | Dự kiến
số lượng |
Công việc cụ thể |
1 | Điều dưỡng, hộ lý | 60,000 | Y tá, hỗ trợ người già |
2 | Dịch vụ ăn uống, nhà hàng | 53,000 | Tất cả các việc liên quan đến dịch vụ nhà hàng và ăn uống.
(đầu bếp, tiếp khách, quản lý và vận hành nhà hàng). |
3 | Nghiệp vụ khách sạn | 22,000 | Lễ tân, kế hoạch, đối ngoại, tiếp khách.
Các công việc liên quan đến quán ăn nhà hàng và khách sạn |
4 | Vệ sinh toà nhà | 37,000 | Dọn dẹp và vệ sinh toà nhà |
5 | Chế biến thực phẩm | 34,000 | Chế biến, gia công tất cả đồ thực phẩm ngoại trừ rượu |
6 | Gia công nguyên liệu | 21,500 | Đúc, rèn khuôn, gia công tinh, hàn, luyện kim, làm kim loại miếng tại nhà máy kiểm tra máy, bảo dưỡng máy, đúc khuôn, mạ điện, cơ khí, xử lý anốt nhôm, sơn |
7 | Gia công cơ khí | 5,250 | Đúc, sơn, gia công tinh, lắp ráp thiết bị máy điện, hàn, luyện kim, gia công kim loại, kiểm tra máy, sản xuất bảng điều khiển in, đóng gói công nghiệp, làm kim loại miếng tại nhà máy, bảo dưỡng máy, đúc đồ nhựa, cơ khí, mạ điện, lắp ráp thiết bị máy móc điện tử, ép kim loại. |
8 | Ngành điện, điện tử | 4,700 | Cơ khí, gia công tinh, sản xuất bảng điều khiển in, đóng gói công nghiệp, ép kim loại, bảo dưỡng máy, đúc đồ nhựa, làm kim loại miếng tại nhà máy, lắp ráp thiết bị máy móc điện tử, lắp ráp thiết bị và các máy điện, sơn, hàn, mạ điện. |
9 | Xây dựng | 40,000 | Lắp cốp pha, xây dựng, gia công tinh nội thất, trát vữa, lợp ngói, đổ bê tông bằng áp lực, hệ thống điện, bảo trì đường hầm, xây dựng thanh gia cố, sử dụng các thiết bị máy xây dựng, lắp thanh gia cố. |
10 | Công nghiệp chế tạo tàu biển | 13,000 | Hàn, gia công tinh, sơn, cơ khí, gia công kim loại, lắp ráp thiết bị và các máy điện. |
11 | Sửa chữa ô tô | 7,000 | Sửa chữa bảo dưỡng ô tô |
12 | Công việc liên quan đến nghiệp vụ sân bay | 2,200 | Công việc về xuất nhập hàng hoá, bảo dưỡng máy bay |
13 | Nông nghiệp | 36,500 | Nông nghiệp cấy giống, Nông nghiệp chăn nuôi |
14 | Ngư nghiệp | 9,000 | Đánh bắt cá, Nuôi trồng thuỷ sản |
Tổng | 345,150 |
Tuy nhiên sẽ phân bổ theo từng đối tượng: Người mới đi, TTS quay lại, DHS chuyển sang. Tuy nhiên theo định hướng của công ty người mới đi từ VN thời điểm hiện tại nên tập trung 4 ngành trước: Nhà hàng, Khách sạn, vệ sinh tòa nhà, dịch vụ sân bay vì chỉ tiêu lấy nhiều, phù hợp với người mới sang Nhật.
Câu 17. So sánh thu nhập và chi phí của chương trình TTS với đi học tiếng+ làm việc tại Nhật.
Trả lời:
– Thu nhập:
Hạng mục | Thực tập sinh | Học tiếng và đi làm |
Chi phí đầu tư ban đầu | Từ 120 -150 triệu | Thấp hơn TTS |
Thu nhập năm đầu tiên | Từ 240-300 triệu | Khoảng từ 480 triệu |
Thu nhập trung bình năm II | Từ 240-300 triệu | Khoảng từ 480 triệu |
Thu nhập trung bình năm III | Từ 240-300 triệu | Khoảng từ 480 triệu |
Thu nhập trung bình năm IV | 0 | Khoảng từ 480 triệu |
Thu nhập trung bình năm V | 0 | Khoảng từ 480 triệu |
Tổng thu nhập | Từ 720-900 triệu VNĐ | Khoảng trên 2 tỷ VNĐ trở lên |
Câu 18. Tôi là TTS Nhật đã về nước có được đăng ký chương trình LĐKN Đặc định không? Thủ tục thế nào? Có lưu ý gì không? Quy trình ra sao?
Trả lời:
– Nếu TTS về nước đúng hạn mà không có vi phạm tại Nhật, có đủ giấy tờ kết thúc thì sẽ được đăng ký tham gia chương trình này tại VN. Nếu TTS kỹ năng số 2 hoặc 3, sang làm đúng ngành đã làm thì không phải thi tiếng và kỹ năng nghề mà chỉ cần doanh nghiệp Nhật phỏng vấn đỗ và làm thủ tục xuất cảnh. Nếu chỉ hợp đồng 1 năm (TTS kỹ năng số 1) hoặc TTS kỹ năng số 2,3 đăng ký sang làm ngành khác so với ngành đã làm trước đó thì phải thi tiếng Nhật và kỹ năng nghề và có xí nghiệp lựa chọn.
– Thủ tục giấy tờ: Theo quy định. Lao động nên kết nối với công ty để được hướng dẫn.
– Quy trình:
+ Bước 1: Đăng ký và nộp hồ sơ tại đơn vị có chức năng làm hồ sơ theo dạng Đặc Định.
+ Bước 2: Tham gia phỏng vấn trực tiếp với doanh nghiệp Nhật do đơn vị của Việt Nam giới thiệu.
+ Bước 3: Hoàn thiện hồ sơ và xuất cảnh
+ Bước 4: Làm việc tại Nhật Bản 5 năm chính thức.
+ Bước 5: Về nước hoặc gia hạn lần 2, bảo lãnh người thân, cư trú vĩnh viễn.
Câu 19. Tôi có con đã đi du học Nhật muốn chuyển sang Chương trình lao động kỹ năng Đặc Định chi phí quy trình ra sao? Đăng ký cho ai? Ở đâu?
Trả lời:
– Điều kiện bổ sung: Ngoài điều kiện chung+ DHS lúc xin visa phải học xong 2 năm tại Nhật.
– Quy trình:
+ Bước 1: Liên hệ với đơn vị có chức năng tư vấn visa và giới thiệu doanh nghiệp tại Nhật.
+ Bước 2: Tham gia kỳ thi tiếng Nhật đạt JLPT-N4 và kỹ năng nghề do phía Nhật tổ chức tại Nhật
+ Bước 3: Doanh nghiệp Nhật phỏng vấn.
+ Bước 4: Nộp hồ sơ chuyển visa Đặc Định cho cơ quan chức năng tại Nhật
+ Bước 5: Làm việc tại Nhật Bản 5 năm chính thức theo dạng Đặc Định.
+ Bước 6: Về nước hoặc gia hạn lần 2, bảo lãnh người thân, cư trú vĩnh viễn.
– Chi phí : Phí chuyển visa theo quy định của cục nhập cư Nhật (khoảng 10.000 Yên tương đương 22 triệu đồng).
– Đăng ký: tại văn phòng các công ty được Bộ LĐTB&XH chọn làm đơn vị phái cử lao động của chương trình này.
Câu 20. Tôi là thực tập sinh đã về nước nhiều năm thì có đăng ký được không? Muốn đi được tôi cần phải làm gì? Tuổi cao có vấn đề gì không?
Trả lời:
– NLĐ là TTS đã về nước nhiều năm vẫn được đăng ký, quan trọng là doanh nghiệp Nhật phỏng vấn có trúng tuyển không thôi.
– Thông thường để trúng tuyển doanh nghiệp Nhật thì phải đủ điều kiện về con người (tuổi, sức khỏe,…), trình độ tiếng Nhật, kỹ năng cơ bản theo yêu cầu riêng của doanh nghiệp.
– Nếu TTS đã về nước, quên tiếng Nhật thì nên đăng ký khóa học bổ trợ tiếng Nhật.
– Tuổi càng cao thì cơ hội càng thấp, tuy nhiên phụ thuộc vào từng doanh nghiệp.
Câu 21. Tôi là du học sinh Nhật đã về nước thì có đăng ký quay trở lại được không?
Trả lời:
Về mặt lý thuyết thì được quay trở lại như người bình thường chưa từng đi Nhật. Tuy nhiên khi bạn đăng ký bạn phải khai rõ ràng, chính xác toàn bộ thông tin hồ sơ đã xin visa đi du học tại Việt Nam và quá trình sống, học tập tại Nhật để hồ sơ xin visa lao động đặc định được hiệu quả.
Câu 23. Tôi đã từng xin visa đi du học hay thực tập sinh nhưng bị trượt thì có đăng ký quay trở lại được không? Nếu được tỉ lệ đỗ cao không?
Trả lời:
Về mặt lý thuyết thì được quay trở lại như người bình thường chưa từng đi Nhật. Tuy nhiên khi xin COE, visa tỉ lệ sẽ không cao như người khác. Do đó nếu bạn quyết tâm đi khi bạn đăng ký bạn phải khai rõ ràng, chính xác toàn bộ thông tin hồ sơ đã từng xin visa bị trượt đi du học hoặc lao động Nhật tại Việt Nam. Nguyên nhân trượt là gì?
Trung tâm Đào tạo XKLĐ ISORA