Hiện nay, chương trình kỹ sư Nhật Bản đang nhận được sự thu hút, quan tâm của rất nhiều người lao động Việt Nam, đặc biệt là sinh viên mới tốt nghiệp có nguyện vọng tìm việc làm tại Nhật Bản.
Để làm việc tại Nhật Bản diện kỹ sư, người lao động phải đáp ứng được các yêu cầu chung và vấn đề quan trọng nhất là xin visa kỹ sư tại Nhật Bản. Vậy visa kỹ sư Nhật Bản là gì? Điều kiện, thủ tục xin visa kỹ sư Nhật Bản như thế nào? Các bạn hãy cùng ISORA tìm hiểu thông qua bài viết sau đây nhé!
1. Visa kỹ sư Nhật Bản là gì?
Để có thể làm việc tại Nhật Bản, người lao động nước ngoài phải có visa làm việc do Đại sứ quán hoặc Lãnh sự quán cấp. Hiện tại, Nhật Bản có tổng cộng 12 loại visa làm việc khác nhau bao gồm các ngành nghề và lĩnh vực khác nhau. Ví dụ như: Nhà báo, giáo dục, kỹ thuật, nghiên cứu, dịch vụ quốc tế và nhiều hơn nữa, trong đó có visa kỹ sư Nhật Bản.
Visa kỹ sư Nhật Bản là visa làm việc dành cho người lao động chất lượng cao, được hưởng nhiều quyền lợi và lợi ích như người dân địa phương. Ngoài ra, visa kỹ sư là một trong những visa làm việc đủ điều kiện và thời gian lưu trú dài hạn tại Nhật Bản.
2. Điều kiện visa kỹ sư Nhật Bản
Việc xin được visa kỹ sư Nhật Bản, người lao động phải đáp ứng các điều kiện sau:
2.1. Về độ tuổi
Người lao động trong độ tuổi từ 22 – 35 tuổi.
2.2. Về ngoại hình
Do đặc thù công việc trình độ cao, nên các công ty Nhật Bản thường không đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về ngoại hình đối với người ứng tuyển. Cụ thể, nam cao từ 160cm, nặng từ 50kg trở lên, nữ cao từ 150cm và nặng từ 45 kg trở lên.
2.3. Sức khỏe
Người lao động tham gia chương trình kỹ sư Nhật Bản phải có sức khỏe tốt. Không mắc các bệnh truyền nhiễm như HIV, viêm gan B và các bệnh truyền nhiễm khác. Ngoài ra, do đặc thù công việc nên phần lớn các ngành nghề tuyển dụng kỹ sư đều đòi hỏi thị lực 8/10 trở lên và không bị mù màu.
2.4. Bằng cấp
Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, người lao động muốn làm kỹ sư tại Nhật Bản phải tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên với chuyên ngành phù hợp với yêu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp Nhật Bản.
2.5. Trình độ tiếng Nhật
Để đủ điều kiện làm việc tại Nhật Bản diện kỹ sư, ứng viên phải có trình độ tiếng Nhật từ N4 trở lên để đáp ứng tốt hơn yêu cầu công việc.
2.6. Kinh nghiệm làm việc
Tùy thuộc vào từng đơn hàng, ngành nghề tuyển dụng mà có yêu cầu kinh nghiệm khác nhau. Một số công ty yêu cầu kỹ sư phải có từ 1 – 2 năm kinh nghiệm trở lên, số khác lại không yêu cầu kinh nghiệm đối với ứng viên khi ứng tuyển các đơn hàng kỹ sử làm việc tại Nhật Bản.
2.7. Yêu cầu khác
Ngoài các yêu cầu bắt buộc, thì ứng viên tham ứng tuyển đơn hàng kỹ sư phải không có tiền án tiền sự, không thuộc diện cấm xuất nhập cảnh theo quy định của pháp luật Việt Nam và Nhật Bản, không có hình xăm trên cơ thể.
Xem thêm: Chi phí, điều kiện, mức lương XKLĐ Nhật Bản năm 2023
3. Thủ tục và hồ sơ xin kỹ sư Nhật Bản
Trước khi xin visa kỹ sư, người lao động phải có giấy chứng nhận tư cách lưu trú của Nhật Bản. Sau khi có giấy chứng nhận tư cách lưu trú, để xin visa kỹ sư Nhật Bản người lao động phải chuẩn bị hồ sơ xin visa kỹ sư, thực hiện theo các bước sau.
3.1. Chuẩn bị hồ sơ xin visa kỹ năng Nhật Bản
- Hộ chiếu;
- Tờ khai xin cấp visa;
- Ảnh thẻ 4,5 x 4,5cm;
- Giấy chứng nhận tư cách cư trú (bản gốc + bản sao);
- Hợp đồng lao động gốc;
- Thông báo tuyển dụng.
3.2. Nộp hồ sơ
Sau khi hoàn thành đủ hồ sơ, ứng viên nộp đơn xin thị thực tại đại sứ quán tại Hà Nội hoặc tổng lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh. Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh tiếp nhận hồ sơ xin visa đối với người dân có hộ khẩu từ Đắc Lắk, Phú Yên trở vào Nam. Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội tiếp nhận hồ sơ của người có hộ khẩu từ Gia Lai, Bình Định trở ra Bắc.
– Đại sứ quán Nhật Bản tại Hà Nội:
- Địa chỉ: 27 Liễu Giai, Phường Cống Vị, Quận Ba Đình, TP. Hà Nội
- Điện thoại cố định: (024) 3846 3000
– Tổng Lãnh sự quán Nhật Bản tại TP. Hồ Chí Minh:
- Địa chỉ: 261 Điện Biên Phủ, Phường 7, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh
- Điện thoại cố định: (028) 4458 1025
3.3. Chờ kết quả
Việc tiếp nhận, xem xét đơn xin thị thực kỹ sư Nhật Bản trong khoảng 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ.
Xem thêm: Bị mù màu có đi XKLĐ Nhật Bản diện kỹ sư được không?
4. Visa kỹ sư Nhật Bản có giá trị trong bao lâu?
4.1. Thời gian làm việc
Người lao động làm việc tại Nhật theo diện visa kỹ sư, kỹ thuật viên thì không giới hạn số năm làm việc. Tuy nhiên, hiệu lực của visa phụ thuộc nhiều hơn vào khả năng, năng lực và công việc mà bạn đang làm. Do đó, visa kỹ sư Nhật Bản có thể được coi là visa không thời hạn, đây chính là lợi thế mà các visa khác không có được.
Ngoài lợi thế có thể làm việc lâu dài tại Nhật, khi có visa kỹ sư, người lao động có thể:
- Được phép chuyển công ty hoặc tìm công việc khác mà liên quan đến chuyên ngành mà bạn xin cấp visa;
- Có thể bảo lãnh người thân sang Nhật sinh sống;
- Được phép định cự tại Nhật Bản;
- Được hưởng mức lương, thưởng tương đương người Nhật;
- Được hưởng các chế độ đãi ngộ, phúc lợi,… như người Nhật.
4.2. Thời hạn visa
Hợp đồng kỹ sư, kỹ thuật viên Nhật Bản thường được công ty tiếp nhận ký kết theo thời hạn 5 năm, 3 năm hoặc 1 năm. Tuy nhiên, thời hạn visa chỉ có khoảng 1 năm, nên người lao động diện kỹ sư phải gia hạn visa hằng năm.
Theo quy định của Chính phủ Nhật Bản, người lao động có thể gia hạn visa trước 3 tháng tính từ ngày hết hạn. Việc được phép gia hạn visa sớm, sẽ giúp cho người lao động chủ động được thời gian khi làm việc tại Nhật Bản.
5. Chi phí gia hạn visa kỹ sư Nhật Bản
Visa kỹ sư Nhật Bản sẽ phải gia hạn 1 năm 1 lần, hiện nay phí xin gia hạn visa kỹ sư là 4.000 yên (khoảng 850.000 đồng), thông thường việc gia hạn visa sẽ do phía công ty mà bạn làm việc thực hiện. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người lao động diện kỹ sư phải tự làm hồ sơ gia hạn cho mình. Trước khi hết hạn từ 1 – 3 tháng, bạn phải làm thủ tục gia hạn tại Cục quản lý xuất nhập cảnh địa phương nơi bạn cư trú tại Nhật Bản. Nếu hồ sơ không được chấp nhận bạn bắt buộc phải về nước.
6. Một số lý do trượt Visa kỹ sư Nhật Bản
Có khá nhiều lý do khiến người lao động bị trượt visa kỹ sư, sau đây là một sốt lý do phổ biến nhất:
- Thông tin hồ sơ bị sai lệch;
- Hồ sơ xin visa còn thiếu sót;
- Hồ sơ bị tẩy xóa, sửa chữa quá nhiều;
- Không chứng minh được khả năng tài chính đảm bảo cho việc đi làm việc tại Nhật Bản theo chương trình kỹ sư;
- Chứng chỉ, bằng cấp không phù hợp với ngành nghề mà bạn ứng tuyển;
- Khai báo không nhất quán, rõ ràng quá trình làm việc sau khi tốt nghiệp ở Việt Nam.
Xem thêm: Thông tin chương trình kỹ sư Nhật Bản
7. Ưu điểm của chương trình kỹ sư Nhật Bản
Với nhiều chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, chế độ đãi ngộ, mức lương hấp dẫn dành cho người lao động nước ngoài, đặc biệt là chương trình kỹ sư.
7.1. Chi phí xuất cảnh thấp
So với mức chi phí phải bỏ ra để sang Nhật Bản làm việc của chương trình thực tập sinh kỹ năng thì chi phí sang Nhật theo chương trình Kỹ sư thấp hơn. Bên cạnh đó, mức phí còn phụ thuộc vào trình độ tiếng Nhật của bạn. Nếu trình độ tiếng Nhật cao, thông thạo tiếng Nhật thì chi phí xuất cảnh có thể sẽ thấp hơn nữa.
7.2. Có cơ hội xin visa vĩnh trú, bão lãnh người thân
Sau 6 tháng làm việc tại Nhật Bản, người lao động diện kỹ sư sẽ được phép nộp đơn xin visa vĩnh trú, bảo lãnh người thân sang sống và làm việc lâu dài tại Nhật Bản.
7.3. Được làm công việc yêu thích theo đúng chuyên ngành học
Làm việc tại Nhật Bản theo diện kỹ sư, người lao động được làm công việc mà mình yêu thích, đúng chuyên ngành đã học. Đây cũng là cơ hội để các kỹ sư trẻ trải nghiệm công việc thực tế, tận dụng tối đa kiến thức và kinh nghiệm đã tích lũy của mình.
7.4. Thay đổi công việc sau khi kết thúc hợp đồng
Hợp đồng lao động kỹ sư lần đầu có thời hạn từ 1 đến 5 năm, sau khi hết hạn hợp đồng với công ty ban đầu, người lao động có quyền thay đổi công việc khác với các chế độ đãi ngộ, mức lương tốt hơn.
7.5. Mức lương hấp dẫn, chế độ đãi ngộ tốt
Người lao động diện kỹ sư ở Nhật Bản có thu nhập từ 160.000 – 300.000 yên/ tháng (khoảng 33 triệu đến 62 triệu đồng), chưa bao gồm tiền làm thêm giờ và các khoản trợ cấp khác. Ngoài ra, người lao động kỹ sư được tham gia bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp,… và được hưởng các chế độ phúc lợi như người dân địa phương.
Trên đây là tất cả thông tin về điều kiện, thủ tục xin visa kỹ sư Nhật Bản dành cho người lao động đã tốt nghiệp Cao đẳng, Đại học trở lên. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về chương trình này hoặc có nguyện vọng sang Nhật Bản làm việc theo chương trinh kỹ sư, bạn vui lòng liên hệ trực tiếp ISORA để được hỗ trợ.